Hoạt động
Thông tin
Phiếu đề nghị kiểm định

Phiếu đề nghị huấn luyện

Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ

Hỗ trợ trực tuyến
Mr Giang -0906117717
Ms Phương - 0903322218
Nha Trang - Mr Tân 0979781284
Đà Nẵng - Mr Thưởng 0905268439

 
Thí nghiệm, thử nghiệm

1.     Kiểm tra không phá hủy:

         1.Kiểm tra siêu âm (Ultrasonic test):

Với các loại máy móc hiện đại và đội ngũ kiểm định viên lành nghề, công viêc Siêu âm kiểm tra của Công ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn 3 là một trong những đơn vị có giá cả cạnh tranh và chất lượng tốt nhất hiện nay ở Việt Nam.

Phương pháp này dựa thực hiện bằng cách: người ta sử dụng sóng âm có tần số cao, sinh ra từ một biến tử chuyển động trong đầu dò, để truyền vào vật liệu và căn cứ vào các sóng âm phản hồi, người ta sẽ xác định được các khuyết tật, chiều dày của sản phẩm.

 Phương pháp siêu âm rất chính xác khi sử dụng để xác định các khuyết tật dạng nứt hoặc mảnh, khi góc đầu dò được hướng vuông góc với khuyết tật dạng này, một xung toàn phần được thu nhận và đánh giá.

Siêu âm thông thường sử dụng rất nhiều các loại đầu dò với các góc và tần số khác nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng và cấu kiện cần kiểm tra.

         2.Chụp phim (RT):

 Đây là phương pháp kiểm tra các khuyết tật của sản phẩm bằng cách sử dụng tia X hoặc một dạng sóng từ  có năng lượng cao phát ra từ nguồn là máy X-ray hoặc nguồn phóng xạ.  

Khi chiếu tia phóng xạ xuyên qua vật, hình ảnh của toàn bộ cấu trúc bên trong vật sẽ được in lên phim. Phim sau khi rửa sẽ hiển thị tất cả hình ảnh các khuyết tật đã hoặc đang hình thành trên sản phẩm căn cứ vào các vùng đậm nhạt trên phim.  

Phương pháp RT hiện đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam trong công tác kiểm tra chất lượng cho các công trình xây dựng công nghiệp. Tuy nhiên, bản thân phương pháp có rất nhiều giới hạn như: do phương pháp liên quan tới phóng xạ nên vấn đề an toàn khi sử dụng phương pháp được đòi hỏi rất cao; phương pháp rất khó áp dụng trong các cấu kiện đa kích thước hoặc trong các cụm cấu kiện đặt sát nhau... ; phương pháp này đòi hỏi có nhiều thời gian để hoàn thành rất nhiều công đoạn, cho tới khi ra được phim thành phẩm cuối cùng. Điều này dễ làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình.

         3.Kiểm tra bằng bột từ (MT):

Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trước tiên tạo một một từ trường lên bề mặt sản phẩm, sau đó rải lên bề mặt sản phẩm một lớp bột từ (khô hoặc ướt), các khuyết tật trên bề mặt và gần bề mặt sẽ làm biến dạng đường cảm ứng từ, hút các phân tử từ lại gần các gián đoạn (vết nứt, vết khoét,..) và làm xuất hiện những vạch đen trên thanh chỉ thị từ. Các khuyết tật này sẽ được nhìn thấy bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng thích hợp.

 Do đặc tính như trên, phương pháp chủ yếu được áp dụng để xác định các khuyết tật trên bề mặt hoặc ngay dưới bề mặt. 

Phương pháp có rất nhiều loại khác nhau, được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể: ví dụ như từ ướt, khô, huỳnh quang…

4. Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (PT):

Với phương pháp này, đầu tiên người ta sẽ làm sạch bề mặt sản phẩm bằng dung dịch rửa (remover). Sau đó phủ lên môt lớp thuốc nhuộm thường hoặc dung dịch huỳnh quang, đợi cho dung dịch này thấm vào những chỗ bị rạn nứt sẽ tách phần dung dịch thừa khỏi bề mặt sản phẩm.

 Tiếp tục phủ lên một lớp thuốc hiện, hình ảnh các khuyết tật sẽ hiện lên trên nền dung dịch này. Thông thường việc kiểm tra bằng dung dịch huỳnh quang sẽ được thực hiện kết hợp với đèn cực tím để các khuyết tật hiện lên rõ nét hơn. Mặt khác, với các loại thuốc nhuộm thông thường người ta sẽ sử dụng sơn tương phản có màu sắc sặc sỡ.

 Hạn chế của phương pháp này là chỉ sử dụng để kiểm tra các khuyết tật trên hoặc sát ngay bề mặt của vật được kiểm tra.

2.     Kiểm tra, cân chỉnh, hiệu chuẩn van an toàn:

- Van an toàn là cơ cấu bảo vệ thiết bị, không cho thiết bị làm việc quá áp suất quy định và là cơ cấu không thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực. Khi áp suất trong thiết bị áp lực tăng lên đến áp suất cài đặt của van an toàn thì van sẽ tự động mở nhằm giảm áp suất trong thiết bị.

 - Là  thiết bị không thể thiếu trên các bình chịu áp lực, nồi hơi …, van an toàn cần được cân chỉnh và niêm chì trong các trường hợp:
• Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.

• Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.

• Khi thiết bị được kiểm định định kỳ hoặc bất thường.

- Việc kiểm định van an toàn bao gồm các bước cơ bản:

1.  Kiểm tra bằng ngoại quan tình trạng kỹ thuật của van.

2. Dùng khí (Không khí nén, Nitơ…) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng…) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.

3.  Kiểm tra độ kín của van.

4.  Kẹp chì và cấp Giấy kiểm định.

3.     Giám định kỹ thuật thiết bị:

Tình trạng chất lượng, tính đồng bộ

Định danh, xuất xứ, năm sản xuất, công dụng

Giám sát về lắp đặt thiết bị trong dây chuyền

Khảo nghiệm đo kiểm các thông số kỹ thuật an toàn trong vận hành sản xuất thử

Giám sát an toàn về thiết bị

Đánh giá chất lượng

 
Thông tin cần biết
> Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001:2015
> Công ty nhận Quyết định và giấy chứng chỉ đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15
> Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật an toàn lao động- Vệ sinh lao động
> Công ty nhận Quyết định và giấy chứng chỉ đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại thông tư 27/2013 của BLĐ TBXH
> Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
> Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
> Quy trình kiểm định an toàn
> Biển báo an toàn
Tiện ích



Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 952002
Đang online: 8

Design by