Kiểm định hệ thống lạnh

13/08/2024
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN

Ở thế kỷ 17, Nhà vật lý người Anh là Boyle đã phát hiện nước trong chân không bay hơi ở nhiệt độ thấp. Thời gian này, nhiều kỹ sư đã thiết kế và chế tạo ra máy làm lạnh nhân tạo. Tuy vậy đến 1834, một người Mỹ - Jacob Perkins - đã thực hiện một máy lạnh nhân tạo với tác nhân ether.

Năm 1851, Bác sĩ John Gorrie nhận bằng sáng chế máy làm lạnh dùng tác nhân là "gió nén”. Năm 1853, Bác sĩ Harison ở Úc đã sử dụng máy dùng tác nhân lạnh là Sulfuric ether và năm 1860 đã lập một nhà máy với các thiết bị làm lạnh cho "nhà máy bia”.

Từ năm 1890, kỹ thuật lạnh nhân tạo đã bắt đầu phát triển rộng rãi hơn. Năm 1905, ông Gardner T. Veenhees nhận bằng sáng chế "máy nén nhiều hiệu ứng” và năm 1915, máy nén hai tầng đầu tiên đã được chạy thử.

Ngày nay, thiết bị làm lạnh đã ứng dụng trong mọi lãnh vực khoa học, đời sống như trong  công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghiệp nặng, công nghiệp dược phẩm và y tế, công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải, thương nghiệp… và trong đó cũng có rất nhiều các loại máy làm lạnh hoạt động với các nguyên lý khác nhau và với nhiều loại môi chất lạnh khác nhau.

Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh là sủa dụng Tác nhân lạnh là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Quá trình hấp thu nhiệt ở môi trường lạnh được thực hiện nhờ quá trình bay hơi của môi chất ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp và quá trình thải nhiệt ở môi trường có nhiệt độ cao nhờ quá trình ngưng tụ của môi chất ở nhiệt độ cao, áp suất cao. Do đó áp suất làm việc cảu hệ thống lạnh là rất cao đòi hỏi toàn bộ hệ thống và các thiết bị làm việc trong hệ thống lạnh phải được kiểm định định kỳ nhằm tránh nổ vỡ thiết bị ngây Tai nạn lao động.

Do đó tùy theo lại môi chất lạnh khác nhau mà các hệ thống lạnh làm việc ở những áp suất vè nhiệt đọ khác nhau.

Hiện nay theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam những hệ thống lạnh sau phải tiến hành kiểm định định kỳ: (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104: 1996), trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.

Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau

- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;

- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;

- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;

Thời hạn kiểm định định kỳ hệ thống lạnh là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
  2. Một số tiêu chuẩn về hệ thống lạnh:

-          TCVN 6104: 1996: Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi – Yêu cầu an toàn 

-          TCVN 8366:2010: Bình chịu áp lực. Yêu cầu về thiết kế và chế tạo

-          TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

-          TCVN 7472:2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết

Chia sẻ

Bài viết liên quan